Nếu bạn đã mua phôi nấm và đang chuẩn bị chào đón đợt nấm Bào Ngư đầu tiên thì bài viết này thực sự cần thiết với bạn đấy! Trong bài viết này, Nấm Phạm Lê Nguyễn sẽ giới thiệu đến bạn cách thu hoạch nấm Bào Ngư đúng chuẩn và cách vệ sinh cổ bịch phôi sau thu hoạch để đảm bảo cho các lần ra nấm tiếp sau có sản lượng cao.

1. Cách trồng nấm Bào Ngư Xám tại nhà

Hướng dẫn trồng nấm Bào Ngư Xám tại nhà đã được update tại kênh Youtube Hiệp Nấm.

Bạn cũng có thể theo dõi cách trồng ngay ở video dưới đây.

Sau khoảng thời gian 8-10 ngày từ lúc bắt đầu trồng, bạn sẽ bắt đầu thu hoạch nấm đợt 1.

Bạn đã biết cách thu hoạch nấm đúng chuẩn chưa?

2. Cách thu hoạch nấm Bào Ngư tại nhà đúng chuẩn

2.1 Không nên để nấm quá to và nhiều mới thu hoạch

Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch là khi tai nấm đã ra và phát triển cách miệng túi phôi tầm 5-7cm và kích thước mũ nấm không quá 5cm.

Vì sao?

Trong quá trình trồng nấm, một bịch phôi nấm có trọng lượng 1.1 – 1.2 kg đã bao gồm dinh dưỡng cho nhiều đợt trồng liên tiếp. Nếu bạn để nấm có kích thước to, dài mới thu hoạch thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phôi nấm cho các đợt sau và sản lượng sau đó sẽ thấp hơn nhiều.

Thu hoạch nấm tại thời điểm phù hợp sẽ giúp tai nấm dày và chắc thịt hơn. Tai nấm nhờ đó cũng sẽ không bị rách trong quá trình vận chuyển (nếu bạn thu hoạch nấm để bán).

2.2. Thu hoạch nấm Bào Ngư lấy hết gốc, không để sót lại phần chân nấm

Nấm Bào Ngư khi trưởng thành có thể là một tai nấm hoặc một cụm tai nấm lớn. Bạn cần chú ý để thu hoạch cả cụm nấm, bao gồm của phần chân nấm. Thông thường khi chưa quen, bạn rất dễ làm gãy thân nấm ở phần cổ bịch và bị sót phần gốc nấm bên trong, ảnh hưởng không tốt đến đợt ra nấm tiếp theo.

Vậy làm thế nào để có thể thu hoạch nấm sạch hết gốc?

  • Bước 1: Cầm vào phần cổ bịch, tóm gọn cụm nấm trong lòng bàn tay. Lưu ý không bóp quá chặt vì dễ làm gãy nấm. 
  • Bước 2: Lay nhẹ nhàng cả cụm nấm và cổ bịch lên xuống theo chiều dọc. Nếu nấm chưa đứt thì lay theo chiều ngang. Khi nào cảm nhận gốc nấm đã đứt thì dừng lại. Không nên rút thẳng ra vì nấm sẽ bị đứt phần gốc bên trong cổ bịch.
  • Bước 3: Rút cả cụm nấm ra bao gồm cả phần gốc nấm.

Lựa chọn thời điểm phù hợp để thu hoạch nấm sẽ giúp chất lượng nấm được đảm bảo và các lần thu hoạch sau cũng tốt hơn

2.3 Vệ sinh cổ bịch phôi sau khi thu hoạch nấm

Sau khi thu hoạch nấm xong sẽ có một phần gốc nấm hoặc một số nấm nhỏ chưa phát triển còn sót lại. Bạn cần lấy hết những phần này ra nhé! Các gốc nấm nếu còn sót lại sẽ bị thối nhũn trong bịch, gây mốc và kéo sâu bọ tới làm hư phôi nấm.

Cách làm:

Bạn dùng muỗng canh inox (nên chọn loại muỗng nào mỏng và nhẹ thôi) đã được khử trùng sạch, đưa phần đuôi muỗng vào trong cổ bịch xoay một vòng tròn quanh cổ bịch. Sau đó khều hoặc cậy các gốc nấm còn sót ra. 

Lưu ý: 

  • Không khoét sâu vào phần mùn cưa trong quá trình vệ sinh. Chỉ cần lấy ra phần gốc nấm và các tai nấm nhỏ còn sót lại là được.
  • Đóng nắp ngay sau khi vệ sinh cổ bịch để tránh sâu bọ chui vào phá.

Vệ sinh cổ bịch phôi sau khi thu hoạch nấm

Trên đây là một số kinh nghiệm Nấm Phạm Lê Nguyễn chia sẻ đến bạn để có thể thu hoạch nấm Bào Ngư tại nhà tốt nhất.

Với phôi nấm mua tại Nấm Phạm Lê Nguyễn, sau khi thu hoạch lần đầu, bạn vẫn có thể tiếp tục tưới nước làm ẩm và chờ nấm ra tiếp những đợt sau nhé! 

Để có phôi nấm Bào Ngư Xám trồng tại nhà, bạn có thể liên hệ Nấm Phạm Lê Nguyễn để đặt hàng.

Liên hệ mua phôi nấm Bào Ngư Xám tại